Tin công nghệ

Đại học Stanford phát triển kính thực tế ảo trường ánh sáng

Đại học Stanford phát triển kính thực tế ảo trường ánh sáng

Đại học Stanford phát triển kính thực tế ảo tương tự như máy ảnh Lytro giúp giảm chóng mặt khi xem.

dai hoc stanford phat trien kinh thuc te ao truong anh sang

Chúng ta đã có nhiều thiết bị thực tế ảo như kính Oculus Rift, Morpheus, HTC Vive,… nhưng phần lớn vẫn còn mắc phải nhược điểm là khiến cho người dùng cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt khi sử dụng. Để giải quyết điều này, nhóm các nhà khoa học tại Đại học Stanford đã phát triển phương pháp truyền đạt nội dung thực tế ảo hoàn toàn mới.

Nếu cách đây vài năm, thực tế ảo vẫn còn là khái niệm gần với khoa học viễn tưởng hơn là thực tế thì hiện nay, hàng loạt sản phẩm đã ra đời, nhiều hãng công nghệ đã bước chân vào cuộc đua phát triển công nghệ này. Mặc dù đã đạt được nhiều bước tiến nhất định, nhưng thực tế ảo vẫn chưa thật sự được người dùng đón nhận và một trong những nguyên nhân hàng đầu chính là: những chuyển động gây khó chịu, chóng mặt cho người xem.

Video mô tả nguyên lý hoạt động của hệ thống VR do Đại học Stanford phát triển​

Cơ chế sinh học của con người được tiến hóa để nhìn, nghe và cảm nhận những cái thực chứ không phải là ảo. Vậy các nhà nghiên cứu tại Stanford đã làm như thế nào để trải nghiệm thực tế ảo trở nên tự nhiên hơn? Hầu hết thiết bị thực tế ảo hiện nay đều dùng những hình ảnh lập thể để cung cấp cho người dùng cảm giác về chiều sâu của không gian. Với cách làm này, mỗi mắt được cung cấp hình ảnh của 1 vật thể ở các góc độ lệch nhau một chút.

Mặc dù kỹ thuật này có thể giả lập nên độ sâu của không gian, nhưng mắt vẫn tập trung vào hình ảnh phẳng. Lúc này, khái niệm chiều sâu của không gian sẽ tạo nên một sự xung đột trong não: một cách nôm na là mắt muốn nhìn phẳng, ý nghĩ cố ép nó thành nổi. Và sự đấu tranh này dẫn tới mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu và hình thành nên sự khó chịu khi sử dụng thiết bị thực tế ảo.

cau tao cua kinh thuc te ao truong anh sang do dai hoc stanford phat trien​

Cấu tạo của kính thực tế ảo trường ánh sáng do Đại học Stanford phát triển​

Do đó, nhóm nghiên cứu tại Stanford đã tạo nên nguyên mẫu thiết bị thực tế ảo với mục tiêu giúp con người tập trung vào và duy trì độ sâu của không gian. Thay vì cho mỗi mắt xem hình ảnh 2D, thiết bị này sẽ dùng “trường ánh sáng lập thể” để tạo hình ảnh 4D cho từng cảnh, cho phép mắt có thể tự do tập trung vào bất cứ điểm nào trong độ sâu trường ảnh. Trong một phép so sánh, công nghệ này tương tự như camera trường ánh sáng, chụp trước lấy nét sau Lytro.

anh minh hoa hinh anh ma kinh thuc te ao co the tai tao duoc...

Ảnh minh họa hình ảnh mà kính có thể tái tạo được phụ thuộc vào điểm mà người dùng muốn nhìn trong không gian​

Bên trong thiết bị này, các màn hình LCD được xếp chồng lên nhau nhằm tạo ra hình ảnh 3 chiều hiệu quả hơn so với màn hình đa mặt phẳng hội tụ. Trong nguyên mẫu đầu tiên, 2 lớp màn hình LCD được xếp chồng lên nhau tạo thành một trường ánh sáng lập thể, giúp mắt có thể cảm nhận được độ sâu trường ảnh một cách rõ ràng. Nói một cách nôm na là khi mắt nhìn vào một điểm trong độ sâu trường ảnh thì hệ thống này sẽ giúp mắt cảm nhận được rõ nét vị trí đó, trong khi các vị trí xa hơn hoặc gần hơn bị mờ, trở nên bán trong suốt.

Sắp tới, các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ bổ sung thêm một lớp phụ giúp tăng thêm chiều sâu và phạm vi của tầm nhìn người dùng, từ đó giúp trải nghiệm thực tế ảo được thoải mái, tự nhiên, thật hơn và ít chóng mặt, đau đầu hơn. Mặt khác, họ hy vọng rằng sẽ tiếp tục mở rộng công nghệ này cho các hình ảnh chuyển động, áp dụng cho công nghệ phim ảnh, game,… giúp đưa công nghệ VR đến gần với người dùng hơn.

Theo Tinh Tế

Bình luận (0 bình luận)