Tin công nghệ

10 xu hướng thiết kế công nghệ năm 2016: thực tế ảo, app tích hợp, dịch vụ công, sức khỏe…

10 xu hướng thiết kế công nghệ năm 2016: thực tế ảo, app tích hợp, dịch vụ công, sức khỏe...

10 xu hướng thiết kế công nghệ năm 2016: thực tế ảo, app tích hợp, dịch vụ công, sức khỏe…

Thiết kế ở đây không chỉ là thiết kế ngoại hình một phần cứng hay làm giao diện cho một phần mềm, nó là cách mà người ta có thể thiết kế trải nghiệm tốt nhất để phục vụ cho người dùng các sản phẩm và dịch vụ số. Những xu hướng có thể thấy được trong năm 2016 sẽ trải dài từ việc ứng dụng thực tế ảo, ứng dụng tích hợp đa chức năng cho đến việc khai thác các khoảnh khắc nhỏ trong đời sống hay đơn giản hóa mọi thứ để giúp việc mua hàng, thực hiện giao dịch trở nên nhanh chóng hơn.

10 xu huong thiet ke cong nghe nam 2016

1. Thực tế ảo biến thành hiện thực

Thực tế ảo bắt đầu “manh nha” xuất hiện trong năm 2015 và đến năm 2016 nó sẽ bắt đầu được giao đến tay người dùng và dần trở nên phổ biến hơn. Sony, Oculus, Samsung đều đã lên kế hoạch tung các thiết bị thực tế ảo của mình ra thị trường trong năm sau, và đây là những sản phẩm tiêu dùng, những thứ mà anh em Tinh tế có thể thật sự xài chứ không chỉ là bản cho lập trình viên.

Khi nghĩ về thực tế ảo, chúng ta thường có xu hướng nghĩ về game và phim nhưng tiềm năng của công nghệ này không chỉ giới hạn nhiêu đây. Người ta có thể dùng kính thực tế ảo cho nhiều tình huống khác, ví dụ như trong y tế để giúp đơn giản hóa việc chẩn đoán hay học tập giải phẫu học, trong địa ốc thì có thể xem trước mấy căn nhà ở xa mà không cần đi tới tận nơi, đi mua xe thì khỏi phải tới tiệm cũng được thấy 360 độ chiếc xe ra sao, trong giáo dục thì có thể dạy cho học sinh những thứ mà bình thường không thể nào kiếm thấy để minh họa.

1. thuc te ao bien thanh hien thuc

Công nghệ thực tế tăng cường cũng là một yếu tố có khả năng sẽ phổ biến trong năm 2016, mà điển hình cho mảng này chính là cái kính HoloLens. Nếu như thực tế ảo mang bạn vào một thế giới hoàn toàn khác thì thực tế tăng cường sẽ phủ một lớp thông tin lên thế giới thực, từ đó tăng cường lượng thông tin bạn có thể xem về một vật thể hay chủ đề nào đó. Các app tăng cường thực tế ảo thì đã xuất hiện từ lâu, hi vọng là trong năm sau chúng sẽ phổ cập hơn.

2. Những ứng dụng tích hợp ngày càng trở nên phổ biến

Trước đây mỗi app đều có một chức năng riêng lẻ, nhưng trong năm 2016 trở đi thì xu hướng tích hợp nhiều chức năng vào chỉ một app sẽ càng phổ biến hơn. Ví dụ, với Facebook, bạn có thể làm được nhiều thứ chỉ bằng app này, từ đăng tải status mới, xem timeline người khác, upload và chia sẻ hình ảnh, tìm kiếm bạn bè, sao lưu dữ liệu. Hay như WeChat, một ứng dụng chat của Trung Quốc, nó có hơn 10 triệu ứng dụng bên thứ ba chạy bên trong nên người dùng cần gì cũng có thể xài được, họ chỉ mở một app WeChat là đủ.

Một ví dụ khác, trong hệ sinh thái app của Google dành cho iOS, nếu bạn xài Gmail thì bạn có thể mở link bằng Chrome, mở bản đồ bằng Google Maps, và chuyển ngay sang YouTube mà không cần về lại màn hình chính. Tất cả đều tích hợp chặt chẽ với nhau và việc điều hướng của người dùng chỉ lòng vòng trong hệ sinh thái đó mà thôi, thậm chí còn không cần xài tới các app bên ngoài luôn cũng được.

Bằng cách tích hợp như thế, các công ty làm app sẽ có thêm nhiều nguồn thu khác, ví dụ như Google thì đảm bảo người dùng chỉ quanh quẩn trong các dịch vụ của mình thì sẽ thu được tiền quảng cáo cao hơn, WeChat thì thu tiền từ các app bên thứ ba, Facebook thì tương tự như Google. Trải nghiệm người dùng khi đó cũng liên tục hơn, liền mạch hơn, và như vậy thì người ta sẽ quay trở lại app nhiều hơn (tất nhiên nếu làm tốt, còn làm tệ thì khách hàng vẫn bỏ đi như thường).

Hãy tưởng tượng đến một app ngân hàng duy nhất, bạn có thể thanh toán đủ mọi loại chi phí trong đó từ điện, nước, xăng, đi mua sắm, mua vé máy bay, chuyển khoản, check lương, đặt hàng online… Như vậy thì ngân hàng đó mà tha hồ thu phí sử dụng dịch vụ, trong khi người dùng như bạn thì cảm thấy sướng thì cần gì có đó, chỉ trong một nơi duy nhất.

3. Tận dụng micromoment

Theo Google, micromoment là những khoảnh khắc rất nhỏ diễn ra trong đời sống hằng ngày và dựa vào đó các công ty có thể quảng cáo hay tìm thêm doanh thu. Ví dụ, bạn đang vui mừng và muốn tự thưởng cho mình một bữa ăn ngon, nhưng vấn đề là bạn không biết đi ăn ở đâu. Trong khoảnh khắc này, bạn lấy điện thoại ra rồi tìm kiếm những nhà hàng lân cận, và nếu biết tận dụng điều đó thì các nhà hàng có thể quảng cáo hay làm cách nào đó thu hút bạn đến với họ.

3. tan dung micromoment

Khái niệm về micromoment đã bắt đầu xuất hiện từ lâu, nhưng trong năm 2016 thì nó sẽ trở thành một xu hướng mới trong việc xây dựng các dịch vụ và ứng dụng đi kèm vì đây là một nguồn tài nguyên chưa được khai phá. Kết hợp với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, các gợi ý có thể được đưa ra cho người dùng một cách chính xác hơn, quảng cáo hiện đúng người hơn, vị trí được xác định tốt hơn và sở thích của người dùng được hiểu rõ hơn.

4. Các công ty sẽ tập trung phát triển nhân viên

Hiện nay con đường sự nghiệp không còn là một đường thẳng tuyến tính. Nhân viên ngày nay không còn đơn giản là bước vào một công ty, làm cho công ty đó trong một thời gian thật dài nữa. Thay vào đó, họ chuyển công ty liên tục và sử dụng mỗi chỗ làm mới như là một cách để khám phá bản thân, xây dựng những kĩ năng cần thiết rồi từ đó phát triển lơn hơn. Kết quả là ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng vào việc thiết kế phần mềm theo hướng mạng lại trải nghiệm tốt nhất cho nhân viên (employee experience – EX). EX cũng sẽ là xu hướng cho năm 2016 bởi đây là một trong những cách mà công ty có thể làm nhân viên cảm thấy hài lòng và tăng mức độ trung thành. Ngoài phần mềm, những quy trình làm việc, cấu trúc công ty cũng như văn hóa cũng sẽ được xây dựng lại để mang đến trải nghiệm EX tốt nhất có thể.

5. Các dịch vụ cao cấp sẽ phổ biến cho mọi người

Trong quá khứ, những dịch vụ và trải nghiệm được tùy chỉnh mạnh cho từng cá nhân / doanh nghiệp thường tính phí rất cao. Còn bây giờ, trong thời đại mà mọi thứ đều mở, kết nối Internet phổ biến và độ phổ cập của di động cao thì những dịch vụ cao cấp như vậy sẽ không còn giới hạn cho những người có nhiều tiền nữa. Ai ai cũng có thể tiếp cận đến chúng. Hãy nghĩ về Siri hay Google Now, nếu 10 năm trước mà những dịch vụ này xuất hiện thì chắc chắn sẽ tính phí cao, còn bây giờ thì nó xuất hiện ở mọi nơi. Trợ lý ảo Facebook M cũng thế, một dịch vụ mà đi shopping giúp bạn thì chi phí hẳn là sẽ không rẻ, vậy mà giờ nó đã xuất hiện cho nhiều tiểu bang ở Mỹ rồi.

6. Chính phủ các nước sẽ sử dụng công nghệ số để cải thiện chất lượng phục vụ cộng đồng

Không còn nhìn đâu xa, ở Việt Nam chúng ta đã bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin rộng rãi để giúp các thủ tục hành chính nhanh và đơn giản hơn. Tất cả những thứ này sẽ giúp nền kinh tế đi lên, tiết kiệm chi phí, đồng thời đưa công nghệ đến gần người dân hơn. Ở Úc, từ lâu đã có những hệ thống quản lý để giám sát hết tất cả mọi phương tiện công cộng và người dân chỉ cần một cái thẻ duy nhất là có thể dùng hết tất cả. Ở Hong Kong cũng có một loại hệ thống tương tự (Octopus card).

Trong cuộc di dân của người Syria để tránh chiến tranh, một dịch vụ đã ra đời gọi là Refugees Welcome. Nó giúp dòng người nhập cư tìm kiếm chỗ ở của mình một cách nhanh chóng, tương tự như cách mà người ta dùng Airbnb để tìm chỗ ở khi đi du lịch. Hiện tại dịch vụ này đã cho phép 26 công dân Đức mời người nhập cư vào ở nhà của mình. Tại Mỹ thì ứng dụng Mobile Justice đang giúp giải quyết vấn đề mâu thuẫn sắc tộc bằng cách gửi các đoạn video mà người dân quay được lên thẳng Ủy ban tự do cho công dân Mỹ. Ủy ban sau đó sẽ xem xét những video nói trên để xem liệu có hành động vi phạm pháp luật nào diễn ra hay không.

6. chinh phu cac nuoc se su dung cong nghe so de cai thien chat luong phuc vu cong dong

Tất nhiên, một khi app đã được làm cho người dân thì ngôn ngữ và thiết kế phải đơn giản nhất có thể bởi không phải ai cũng rành công nghệ. Ngoài ra, các chính phủ cũng cần nghiên cứu kĩ người dùng của mình là ai để đưa ra giải pháp giải quyết cho phù hợp.

7. Sự trổi dậy của ứng dụng sức khỏe

Sức khỏe hiện nay không còn là lĩnh vực bị giới hạn bởi những công ty lớn và lâu đời nữa. Với sự hiện diện của smartphone, smartwatch, smartband và các loại cảm biến theo dõi thông số sinh học khác, người ta có thể dễ dàng theo dõi được tình trạng cơ thể của mình cũng như đo lường các lần tập luyện thể thao chỉ bằng một app đơn giản. Những phần mềm dạng này cũng sẽ dựa vào các dữ liệu ghi được mà đưa ra đề xuất phù hợp cho người dùng để họ thay đổi hành vi của mình mà không cần phải đến các trung tâm y tế đắt tiền hay mua sắm những thiết bị chuyên dụng cồng kềnh, phức tạp.

Nhìn chung, sự xuất hiện của các app sức khỏe sẽ có tác động tích cực đến tình hình sức khỏe của người dân trên toàn thế giới, khuyến khích họ tập thể thao nhiều hơn, suy nghĩ tốt hơn về thể thao và từ đó giữ gìn sức khỏe tốt hơn. Năm 2016, chúng ta sẽ càng thấy rõ hơn xu hướng này và càng có nhiều app cũng như phần cứng phục vụ cho mục đích sức khỏe ra đời.

8. Vấn đề quyền riêng tư sẽ trở nên gay gắt

Từ sau vụ Edward Snowden rò rỉ rằng nhiều cơ quan chính phủ đang theo dõi thông tin của người dùng Internet, trong cộng đồng đã dần xuất hiện một sự cảnh giác cao độ về những thông tin cá nhân được các app hay các dịch vụ online thu thập. Người ta càng lúc càng ít chia sẻ dữ liệu của mình hơn cho thế giới bên ngoài, và điều này cũng có nghĩa là các app sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn, quảng cáo cũng sẽ thiếu sự liên quan đến từng người dùng một.

Mặc dù khó khăn là thế nhưng nó vẫn chứa đựng nhiều tiềm năng để có thể khai thác và biến nó thành lợi nhuận trong năm 2016. Nếu một app hay dịch vụ nào đó nói rõ về cách mà họ xử lý thông tin cá nhân, về việc bảo mật những thông tin đó cũng như cam kết không chia sẻ với bất kì bên thứ ba nào thì người dùng sẽ tin tưởng hơn và bắt đầu chia sẻ thông tin của mình. “Privacy by design” là cụm từ chính xác nhất để diễn ra cho việc này, tức là các app hay web sẽ đưa vấn đề quyền riêng tư vào chính thiết kế phần mềm của mình để hiện thực hóa những cam kết bảo mật với người dùng. Các cơ quan lập pháp trên toàn thế giới cũng đã và đang chuẩn bị ban hành hàng loạt bộ luật với mục đích tương tự.

8. van de quyen rieng tu se tro nen gay gat

Và để đối diện với những thay đổi này, các công ty có thể sẽ phải thuê chuyên gia về quyền riêng tư để biết cách triển khai làm sao cho hợp lý nhất mà không làm ảnh hưởng đến tính dễ dùng của phần mềm hay sự hài lòng của khách hàng.

9. Sự đơn giản là tất cả

Nhờ có công nghệ mà chúng ta có một thị trường đầy năng động và có rất nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đó cũng mang lại một hiệu ứng tiêu cực: người dùng có quá nhiều thứ để lựa nên không lựa cái gì bây giờ. Từ 1 triệu app trên App Store cho đến hàng loạt các nhãn hiệu sữa, việc đưa ra một quyết định không hề dễ dàng khi bạn cứ mãi cân nhắc giữa những sản phẩm cùng loại với tính năng khác biệt chút ít.

Còn trong năm 2016 trở đi, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình chọn lựa đó bằng nhiều cách khác nhau. Các dịch vụ thương mại điện tử có thể cung cấp ít mặt hàng cùng loại nhưng chất lượng lại cao, họ cũng có thể đưa ra những thông tin nổi bật nhất và ẩn những thứ phức tạp đi, thậm chí tự mình giảm đi số lượng sản phẩm của mình. Điều này không chỉ áp dụng cho các sản phẩm công nghệ mà còn cho cả thị trường tiêu dùng nói chung. Ví dụ: Windows 7 và 8 có rất nhiều phiên bản, Windows Vista thì còn nhiều hơn, mà lên tới Windows 10 thì chỉ còn bản thường và Pro mà thôi.

9. su don gian la tat ca

Sự đơn giản đó còn đến từ những dịch vụ hỗ trợ đi kèm để giúp người ta mua nhanh và chính xác hơn, và các cô trợ lý ảo thông minh chính là những tác nhân giúp điều này diễn ra.

10. Thiết kế từ bên trong

Điều này có 2 nghĩa: thiết kế cho đúng đối tượng người dùng, và mang bộ phận thiết kế về trong nội bộ công ty. Thiết kế cho đúng đối tượng có nghĩa là các công ty sẽ nghiên cứu kĩ người dùng trước khi quyết định thiết kế một thứ gì đó, dù là phần cứng hay phần mềm. Trong khi đó, việc đem bộ phận thiết kế và phát triển về nội bộ thì có lẽ đã quá rõ, không cần giải thích thêm.

Trước đây có nhiều công ty phần mềm thường hay thuê nhân viết thiết kế bên ngoài, tuy nhiên sản phẩm sẽ không hoàn toàn được đúng như ý muốn của họ. Tương tự, một số hãng phần cứng thuê nhân viên thiết kế công nghiệp từ bên ngoài, nhưng điều này lại đặt ra dấu hỏi về sản phẩm làm ra so với ý định ban đầu, liệu chúng có giống nhau và có phục vụ chung một mục đích? Trải nghiệm người dùng khi đó sẽ ra sao khi mà việc kiểm soát các nhóm thiết kế bên ngoài gặp khó khăn và việc hợp tác giữa các phòng bạn trở nên chậm chạp?

Chính vì thế, trong năm 2016, có nhiều công ty sẽ mang bộ phận thiết kế về trong “nhà” của chính mình. Họ sẽ tự nuôi một bộ phận thiết kế của riêng mình để kiểm soát chất lượng tốt hơn, đảm bảo trải nghiệm của người dùng luôn ở mức cao cũng như kiểm soát luôn cả chi phí tiêu xài.

Theo Tinh Tế, FastCoDesign​

Bình luận (0 bình luận)