Tin công nghệ

9 cách Elon Musk thay đổi ngành công nghiệp vũ trụ

9 cách Elon Musk thay đổi ngành công nghiệp vũ trụ

Khi tỷ phú – doanh nhân Elon Musk thành lập SpaceX vào năm 2002, không ai có thể hình dung ông sẽ thành công hoặc thất bại như thế nào với công ty này.

Tuy nhiên, qua thành quả rực rỡ mà tập đoàn đã gặt hái được đầu tuần trước, cái tên Elon Musk lại càng được tung hô và nhắc đến với tần suất cao hơn đáng kể. Theo Businessinsider, kỳ công đáng kinh ngạc nói trên chỉ là 1 trong số rất nhiều sự kiện quan trọng ở SpaceX, góp phần mở đường để hướng đến một kỷ nguyên mới của ngành hàng không & vũ trụ.

Sau đây là 9 cách mà Elon Musk đã thay đổi ngành công nghiệp này, mời các bạn theo dõi:

1. SpaceX là nhà cung cấp dịch vụ phóng tên lửa phát triển nhanh nhất thế giới

spacex la nha cung cap dich vu phong ten lua phat trien nhanh nhat the gioi

Ảnh: SpaceX.​

Năm 2002, Elon Musk thành lập SpaceX với ý định cách mạng hóa ngành công nghiệp vũ trụ. Lúc bấy giờ, công ty đã có một khởi đầu khá chậm chạp: cuối năm 2002, chỉ 14 nhân viên làm việc. Tuy nhiên đến tháng 10/2005, con số này đã tăng lên đến 160. Hiện tại, hơn 4.000 con người đang ngày đêm làm việc tại tập đoàn, biến SpaceX trở thành thương hiệu phát triển nhanh nhất thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

2. SpaceX là một trong số ít công ty phát triển và ra mắt tên lửa của riêng mình

spacex la mot trong so it cong ty phat trien va ra mat ten lua cua rieng minh

Ảnh: Wired.

SpaceX là một trong số rất ít công ty vũ trụ vừa đóng vai trò như một nhà sản xuất, vừa đảm nhiệm vai trò cung cấp dịch vụ phóng tên lửa. Điều đó nghĩa là tất cả các yếu tố từ thiết kế cho đến hầu hết các bộ phận của tên lửa đều thuộc ‘cây nhà lá vườn’, ngay cả động cơ Merlin 1D – yếu tố mang lại sức mạnh khủng khiếp cho Falcon 9 mà khó có tên lửa nào có thể bì kịp. Elon Musk thực sự đã tạo ra một tập đoàn mà tất cả các nhân tố trong đó đều là “của người Mỹ”.

3. SpaceX sở hữu tên lửa có giá phải chăng nhất trên thị trường

spacex so huu ten lua co gia phai chang nhat tren thi truong

Ảnh: SpaceX.​

Nhờ việc tự sản xuất hầu hết các thiết bị, SpaceX đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất trong thị trường du hành vũ trụ. Trong năm 2014, Giám đốc điều hành của công ty và cũng là người sáng lập – ông Elon Musk, cho biết họ có thể đưa vệ tinh không quân Mỹ vào quỹ đạo với giá 90 triệu USD mỗi lần phóng. Nếu so với đối thủ cạnh tranh của SpaceX là United Launch Alliance thì con số đó là 460 triệu USD.

4. SpaceX đánh dấu cột mốc quan trọng cho ngành công nghiệp vũ trụ tư nhân vào năm 2008

spacex danh dau cot moc quan trong cho nganh cong nghiep vu tru tu nhan vao nam 2008

Ảnh: Wronkiew/Wikipedia​

Sáu năm sau khi thành lập, SpaceX khởi động tên lửa đầu tiên của mình với tên gọi Falcon 1 và đưa vào quỹ đạo. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một công ty vũ trụ tư nhân có thể chế tạo và phóng tên lửa dùng nhiên liệu lỏng vào không gian. Đối với SpaceX, đó là lần ra mắt thành công đầu tiên trong lịch sử của công ty.

5. SpaceX là cầu nối cho các hoạt động khoa học trên không gian

spacex la cau noi cho cac hoat dong khoa hoc tren khong gian

Ảnh: NASA.​

Đến năm 2012, SpaceX hoàn thành tên lửa thế hệ kế tiếp – Falcon 9, cũng như xây dựng một tàu vũ trụ, được gọi là Dragon, với khả năng tiếp cận Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). SpaceX đã trở thành công ty tư nhân đầu tiên bay vào không gian để gửi hàng hóa cho trạm ISS vào tháng 5 năm 2012.

Giờ đây, SpaceX đã là công ty duy nhất sở hữu tàu vũ trụ có khả năng gửi và nhận lại ‘hàng’ từ ISS, là chìa khóa quan trọng để kết nối các hoạt động khoa học tiến hành trên tàu. Mặt khác, tàu vũ trụ Soyuz của Nga được thiết kế cho việc đưa đón các phi hành gia, do đó nó không liên quan đến bất kỳ dự án khoa học nào.

6. SpaceX sở hữu một trong những tên lửa hiếm hoi trên thế giới có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu một trong số động cơ ngưng hoạt động trong quá trình phóng

spacex so huu mot trong nhung ten lua hiem hoi tren the gioi co the hoan thanh nhiem vu neu mot trong so dong co ngung hoat dong trong qua trinh phong

Ảnh: SpaceX.​

Trong giai đoạn đầu của quá trình thiết kế Falcon 9, SpaceX sử dụng tổng cộng 9 động cơ Merlin 1D. Điều đó có nghĩa là nếu một trong các động cơ này vì lý do nào đó mà tắt đi trong quá trình khởi động, tên lửa vẫn có thể vận chuyển hàng hóa vào không gian và hoàn thành nhiệm vụ. Để thấy được lợi thế của điều này, chúng ta thử đưa ra 1 phép so sánh. Trong giai đoạn đầu khi phóng tên lửa Orbital Antares hoặc Atlas V, vốn vận hành dựa trên một hoặc hai động cơ khổng lồ. Nếu một trong số đó ngưng hoạt động, tên lửa sẽ không có đủ năng lượng để đạt được vận tốc cần phải có, là yêu cầu nhất thiết để đi đến không gian.

7. Năm 2012 và 2013, SpaceX phóng và hạ cánh thành công tên lửa tái sử dụng đầu tiên của mình

nam 2012 va 2013, spacex phong va ha canh thanh cong ten lua tai su dung dau tien cua minh

Ảnh: Craigboy/Wikipedia.​

Trước năm 2013, SpaceX đã đạt được một số thành công nhất định cho ngành du hành vũ trụ tư nhân, nhưng bấy nhiêu là chưa đủ nếu so với các cơ quan hàng không do chính phủ điều hành như NASA hay Roscosmos. Tuy nhiên, mọi thứ dường như đã thay đổi khi họ bắt đầu thử nghiệm tên lửa tái sử dụng đầu tiên – Grasshopper vào năm 2012, tại cơ sở của mình ở thành phố McGregor, Texas. Lần đầu tiên kể từ đầu thập niên 90, người Mỹ được chứng kiến một công nghệ hiếm hoi: một tên lửa có thể tự hạ cánh sau khi cất cánh. SpaceX Grasshopper đã ‘nghỉ hưu’ vào năm 2013.​

8. Musk từng kiện chính phủ nhằm xóa bỏ độc quyền đối với các hợp đồng với không quân Mỹ

musk tung kien chinh phu nham xoa bo doc quyen doi voi cac hop dong voi khong quan my

Ảnh: AP.​

Năm 2014, Elon Musk đã kiện chính phủ liên bang Hoa Kỳ nhằm xóa bỏ độc quyền của công ty đối thủ United Launch Alliance, khi hãng này luôn nhận được các hợp đông cực kỳ béo bở với Không quân quốc gia này. Musk cho rằng SpaceX có thể cung cấp các dịch vụ tương tự như ULA nhưng chỉ tốn ⅕ chi phí. Điều đó không chỉ có lợi cho lực lượng không quân mà còn mang lại quyền lợi cho những người đóng thuế ở Mỹ. SpaceX sau đó được chứng nhận để có thể cạnh tranh ‘giành’ các hợp đồng nêu trên vào năm 2015.

9. SpaceX đang dẫn đầu một kỷ nguyên mới của ngành khoa học vũ trụ vận hành bởi tên lửa tái sử dụng

spacex dang dan dau mot ky nguyen moi cua nganh khoa hoc vu tru van hanh boi ten lua tai su dung

Ảnh: SpaceX.​

Tháng 12/2015, SpaceX hạ cánh thành công tên lửa Falcon 9 về Trái đất sau hai nỗ lực trước đó vào tháng 1 và tháng 4 cũng trong năm 2015. Đây là tên lửa tái sử dụng đầu tiên trong lịch sử có khả năng hạ cánh an toàn về mặt đất, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình (gửi 11 vệ tinh Orbcomm vào quỹ đạo). Và tất nhiên, đó không phải là một thử nghiệm như tên lửa Grasshopper hay New Shepard của Blue Origin.

Theo Business Insider​, Tinh Tế

Bình luận (0 bình luận)