Cẩm nang mua sắm

Cách chọn anten thu truyền hình số DVB-T2 tốt nhất

Cách chọn anten thu truyền hình số DVB-T2 tốt nhất

Một số thành viên Diễn đàn DVB-T2 có kinh nghiệm về anten thu truyền hình số tư vấn những lưu ý quan trọng khi lựa chọn, lắp đặt anten để thu sóng truyền hình số DVB-T2 tốt nhất.

Chọn anten loại nào để thu sóng truyền hình số DVB-T2 tốt nhất? Câu hỏi này được nhiều người dân và nhà sản xuất đầu thu truyền hình số DVB-T2 đặt ra khi Việt Nam bắt đầu thí điểm triển khai số hóa truyền hình.

Tuy nhiên để có câu trả lời chung nhất cho vấn đề này không dễ dàng, mặc dù trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại anten thu truyền hình (cả anten ngoài trời và trong nhà), nhưng thực tế không phải loại anten nào cũng có chất lượng thu xem truyền hình số DVB-T2 tốt nhất.

Trong lúc thị trường chưa có được một tiêu chuẩn thống nhất cho anten thu truyền hình, thì người dùng cần lưu ý một số điểm quan trọng khi lựa chọn, lắp đặt anten thu truyền hình số DVB-T2 sau đây:

Xác định vị trí máy phát sóng DVB-T2 gần nhất

Tín hiệu truyền hình số DVB-T2 được truyền theo đường thẳng, do độ cong của bề mặt trái đất, nên việc thu sóng ổn định ở khoảng cách trên 100km là khá khó khăn. Nếu như có nhiều vật cản như nhà cao tầng và đồi núi thì khả năng thu sóng sẽ thấp hơn đáng kể. Vì vậy, để thu sóng DVB-T2 việc đầu tiên là phải xác định được vị trí máy phát DVB-T2.

Sau khi xác định được vị trí trạm phát DVB-T2, bạn sẽ tìm được hướng anten thu và khoảng cách từ anten thu đến anten phát. Bạn có thể dùng bản đồ, hoặc Google map, để xác định hướng anten và khoảng cách khá chính xác.

Không có loại anten nào thu tốt ở mọi vị trí và mọi tần số. Yếu tố quan trọng nhất để thu sóng DVB-T2 đó là khoảng cách và hướng từ anten. Các yếu tố khác bao gồm công suất phát, chiều cao anten và các vật cản giữa anten phát và anten thu.

Nếu ở gần đài phát (khoảng vài km) và ít vật cản bạn thì chỉ cần anten trong nhà là có thể thu tốt sóng DVB-T2. Nhưng khi ở xa hơn và có nhiều vật cản hơn thì phải lựa chọn và lắp đặt anten cẩn thận mới thu được sóng DVB-T2.

Ngay trong một khu vực nhất định thì việc thu tín hiệu giữa các tòa nhà cũng khác nhau. Do đó, tốt nhất là nên mua anten từ một nhà cung cấp uy tín để có thể đổi, trả lại khi cần thay đổi.

cach chon anten thu truyen hinh so dvb-t2 tot nhat

Yếu tố quan trọng nhất để thu sóng DVB-T2 đó là khoảng cách và hướng từ anten

Anten góc hẹp và anten góc rộng

Anten góc hẹp (uni-directional) được thiết kế để nhận tín hiệu mạnh từ một hướng này và nhận tín hiệu kém ở các hướng khác. Anten góc rộng (Multi-directional) được thiết kế có thể nhận được tín hiệu từ tất cả các hướng giống nhau.

Các anten góc hẹp dùng để thu tín hiệu ở khoảng cách xa và do góc thu hẹp nên hình ảnh tốt hơn anten góc rộng. Anten góc rộng cho phép thu được nhiều đài ở nhiều hướng khác nhau hơn, nhưng khả năng tín hiệu thu được bị nhiễu và bóng ma tăng lên đáng kể.

Nếu góc thu sóng từ anten thu đến các trạm phát sóng trong phạm vi 20 độ bạn có thể sử dụng một anten góc hẹp, trường hợp trên 20 độ bạn nên thử một anten góc rộng.

Bạn cũng có thể sử dụng motor để quay anten hoặc đơn giản hơn là ghép 2 anten góc hẹp để thu sóng tốt hơn.

cach chon anten thu truyen hinh so dvb-t2 tot nhat 02

Đây là hình ảnh minh họa cho thu khả năng thu sóng của anten góc hẹp và anten góc rộng

Anten trong nhà và anten ngoài trời

Anten trong nhà có thiết kế nhỏ, gọn để đặt trên hay ở gần TV của bạn. Anten ngoài trời thường lớn hơn để lắp đặt trên mái nhà. Chỉ số đánh giá độ nhạy của anten là decibel (db), anten nào có chỉ số decibel cao hơn sẽ tốt hơn.

cach chon anten thu truyen hinh so dvb-t2 tot nhat 03

Anten trong nhà

Anten ngoài trời sẽ thu sóng tốt hơn anten trong nhà, lý do không chỉ do anten ngoài trời có khích thước lớn hơn, mà còn do được lắp đặt ở cao hơn, tín hiệu mạnh hơn do không bi tường chắn và không bị nhiễu do các thiết bị gia dụng như đèn huỳnh quang, điện thoại không dây.

cach chon anten thu truyen hinh so dvb-t2 tot nhat 04

Một loại anten ngoài trời

Anten có khuếch đại và không có khuếch đại

Để tăng cường độ nhạy của các anten nhỏ, vị trí lắp đặt không thích hợp là dùng bộ khuếch đại. Có nhiều kiểu khuếch đại khác nhau từ loại gắn trong anten, lắp trên cột hoặc là một thiết bị riêng lắp trước tivi.

Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng chỉ sử dụng anten khuếch đại khi cần thiết, lý do là bộ khuếch đại sẽ tăng cường nhiễu và đôi khi việc khuếch đại quá mức cần thiết sẽ làm hình ảnh xấu hơn.

cach chon anten thu truyen hinh so dvb-t2 tot nhat 05

Một loại anten khuếch đại

Dây anten: Luôn sử dụng cáp đồng trục 75ohm

Dây anten là một thành phần quan trọng. Dây đồng trục có khả năng chống nhiễu và độ bền cao hơn dây song hành, do đó lời khuyên là luôn sử dụng dây đồng trục và giắc nối tốt trong mọi trường hợp.

Qua thực tế, bạn nên sử dụng đầu nối xoắn với cáp đồng trục do cách lắp đặt dễ dàng, không cần dụng cụ chuyên dùng, có khả năng chịu nước tốt và rất chắc chắn.

Một số lưu ý về dây anten: Luôn sử dụng cáp đồng trục chất lượng cao; Chiều dài dây anten càng ngắn càng tốt, hạn chế việc nối dây; Hạn chế uốn cong, không bẻ gập dây dẫn; Ăng-ten ngoài trời nên được nối đất chống sét (đây không chỉ là một cân nhắc an toàn quan trọng mà còn là một yêu cầu bắt buộc tại một số quốc gia); Các kết nối ngoài trời cần được bảo vệ khi tiếp xúc với các yếu tố thời tiết bằng cách bôi keo silicone quanh các mối nối.

cach chon anten thu truyen hinh so dvb-t2 tot nhat 06

Một loại dây anten đồng trục

Lưu ý khi lắp anten ngoài trời

Vị trí lắp đặt tốt nhất là vị trí có thể nhìn thấy anten phát sóng. Khi lắp đặt anten ngoài trời cần lưu ý: Xác định vị trí và tránh đường dây điện và dây điện khác khi lắp anten. Cẩn thận khi lắp anten trên mái nhà ẩm ướt. Đừng cố gắng lắp anten cao khi có gió mạnh. Không cài đặt một ăng ten dưới tấm chắn lớn (như mái nhà…) hoặc bị che khuất bởi cành cây.

Khi lắp anten nên sử dụng la bàn và bản đồ để đảm bảo quay hướng anten chính xác. Nếu có 2 người thì một người quay anten và 1 người kiểm tra tín hiệu sẽ dễ chọn được hướng anten tốt nhất.

cach chon anten thu truyen hinh so dvb-t2 tot nhat 07

Không nên lắp đặt ở những vị trí anten bị che khuất

Theo ICTnews

Bình luận (0 bình luận)