Tin công nghệ

Ngành công nghiệp nội dung sẽ là “vua” trong cuộc chơi OTT

Ngành công nghiệp nội dung sẽ là "vua" trong cuộc chơi OTT

Xem thêm:

Trải nghiệm Netflix trên Android TV Box

Hướng dẫn đăng ký NHANH tài khoản Netflix miễn phí dùng thử trong 1 tháng

Ngành công nghiệp nội dung sẽ luôn luôn là vua trong cuộc chơi OTT và những người nắm nội dung là người thiết kế luật chơi cũng như cách chơi.

Phát biểu tại Hội thảo Tương lai của Truyền hình trên Internet mới đây, ông Phan Thanh Giản, Giám đốc Clip TV cho rằng, OTT như một “cơn lũ” ập đến và các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam phải tìm cách tồn tại trong “cơn lũ” đang đến rất nhanh đó, phải cạnh tranh sòng phẳng với cả trong nước và quốc tế.

Phim truyền hình đang mất dần người xem vì khán giả đang dịch chuyển sang xem nội dung trên Internet. Internet không chỉ làm sụt giảm số lượng người xem truyền hình mà còn làm sụt giảm đáng kể doanh thu quảng cáo của các đài truyền hình. Vì người dùng đã thay đổi hành vi xem và chọn lọc nội dung xem trên Internet, rào cản biên giới không còn với nhiều nội dung ngoại cung cấp xuyên biên giới, nên các doanh nghiệp cũng như các đài truyền hình buộc phải nhập cuộc chơi OTT.

“OTT đang đến rất nhanh như một “cơn lũ” và không có cách nào có thể cản lại “cơn lũ” này mà phải tìm cách sống chung với nó, tìm cách tồn tại trong “cơn lũ” đó. Các nhà làm nội dung, các doanh nghiệp truyền hình phải cạnh tranh sòng phẳng với các nhà cung cấp nội dung trên Internet, kể cả các doanh nghiệp rất mạnh từ nước ngoài vào như YouTube, NetFlix hay Facebook”, ông Giản nhấn mạnh.

Vào năm 2003, thị phần của ngành truyền hình chủ yếu là do truyền hình cáp chiếm chủ yếu, tuy nhiên các nhà cung cấp truyền hình cáp phải mất hơn 10 năm mới có 3 triệu thuê bao. Nhưng YouTube khi vào Việt Nam thì chỉ cần 1 năm, người dùng YouTube đã vượt số lượng thuê bao của truyền hình cáp này. OTT là một xu thế tất yếu và doanh thu của ngành truyền hình đang dịch chuyển sang OTT. NetFlix, Facebook cũng đang cung cấp rất nhiều nội dung xuyên biên giới vào Việt Nam và có doanh thu khá lớn.

“Trong cuộc chơi OTT các doanh nghiệp Việt Nam đang sắm tàu gỗ để cạnh tranh với tàu thép, tàu ngầm để “vượt lũ” OTT. Các doanh nghiệp làm nội dung, công nghệ, nhà mạng, và đài truyền hình đều nhảy vào cuộc chiến OTT. Cuộc chiến OTT đang nóng, nhưng rất gian nan và rủi ro. Ai cũng tưởng ngon nhưng vào làm thì mới thấy. Người có nội dung chết vì công nghệ, người có công nghệ chết vì không có nội dung”, ông Giản nói.

Mặc dù doanh thu và người xem của ngành truyền hình bị dịch chuyển sang OTT, nhưng nội dung luôn luôn là vua và không bị ảnh hưởng bởi cơn lốc OTT.  Nội dung luôn luôn là vua, những người lắm nội dung là người thiết kế luật chơi cũng như cách chơi. Tại sao ở Mỹ, hay cả Việt Nam cũng vậy mỗi gia đình có 2 – 3 thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Bởi những nhà cung cấp nội dung không chia sẻ bản quyền.

Ông Giản cũng nhận định, tương lai của ngành phim sẽ là phim truyền hình là chính, chứ không phải phim chiếu rạp, phim truyền hình mới là phim dành cho OTT. Ở Mỹ đã xuất hiện nhiều hãng phim chỉ làm phim cho OTT, phim để phát sóng trên Internet chứ không phải ngoài rạp. Năm 2016 Trung Quốc phát hành 2.500 bộ phim trên online.

Người nắm nội dung là người quyết định luật chơi, nhưng ở Việt Nam vẫn còn những bất bình đẳng trong cuộc chơi này. Ví dụ, Clip TV Box muốn phát 1 nội dung của VTV phải làm nhiều thủ tục, nhưng với YouTube thì người dùng cứ tự đẩy nội dung đó lên. Tuy nhiên ông Giản vẫn tỏ ra tin tưởng khi làm dự án Clip TV vì tâm lý người Việt vẫn thích xem nội dung của người Việt, do đó người Việt có thể tạo là ngành công nghiệp nội dung để phát triển dịch vụ OTT.

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp OTT Việt Nam là nhiều doanh nghiệp OTT chủ yếu là mạnh về công nghệ nhưng không có khả năng làm nội dung, không biết sản xuất nội dung buộc phải đi mua nội dung với giá đắt đỏ, nhưng có khi lại mua không đúng với thị hiếu người dùng. Trong khi đó, hành vi tiêu dùng của người Việt lại khác với ở Mỹ. Ví dụ, ở Mỹ, số người trả tiền xem truyền hình và xem phim VOD ngang nhau, nhưng ở Việt Nam hiện người trả tiền xem truyền hình nhiều hơn, còn người xem VOD thì thích xem lậu. Đó là lý do khiến nhiều doanh nghiệp OTT đã phải ngậm ngùi ra đi.

Theo ICTNEWS

Xem thêm:

Trải nghiệm Netflix trên Android TV Box

Hướng dẫn đăng ký NHANH tài khoản Netflix miễn phí dùng thử trong 1 tháng

Bình luận (0 bình luận)