Hướng dẫn sử dụng Android TV Box

So sánh cấu hình Zidoo X6 PRO và Himedia H8 – đại chiến Android TV Box

So sánh cấu hình Zidoo X6 PRO và Himedia H8 - đại chiến Android TV Box

Xin chào các bạn, hôm nay Hieuhien.vn sẽ có một bài so sánh nhỏ về 2 thiết bị Android TV Box 8 nhân đang làm mưa làm gió thị trường Việt Nam hiện nay đó là Zidoo X6 PROHimedia H8. Trước tiên, chúng ta sẽ xem cấu hình tổng quan của 2 sản phẩm này.

Cấu hình của dòng android box Zidoo X6 PRO

Thông số kỹ thuật Android TV Box Zidoo X6 Pro

– CPU: Rockchip RK3368 Octa Core up to 1.6GHz (Cortex-A53 64bit)

– GPU: PowerVR SGX6110, hỗ trợ 4K*2K H.265/H.264

– RAM: 2GB DDR3

– Bộ nhớ trong: 16GB emmc

– Hệ điều hành: Android 5.1 Lollipop

– Kết nối: Wi-Fi Dual Band AC (2.4GHz/5.0GHz), Ethernet 1000M, Bluetooth 4.0

– Hỗ trợ HDMI 2.0

– Hỗ trợ phát 4K 60fps, 3D, Bluray ISO và H.265

Cấu hình của android box HIMEDIA H8

Thông số kỹ thuật cơ bản của Himedia H8 Octa Core:

– CPU: Rockchip RK3368 Octa Core Cortex A53 64bit

– GPU: PowerVR G6110 GPU

– RAM: 2GB DDR3

– Bộ nhớ trong: 16GB nand flash

– Hệ điều hành: Android 5.1 Lollipop

– Kết nối:  Wi-fi (2.4Ghz a/b/g/n),Ethernet 100M

– Hỗ trợ HDMI 2.0

– Hỗ trợ 4K 60fps, 3D, Bluray ISO và H.265

Nhìn sơ qua về cấu hình thì có thể thấyvề cơ bản thì Zidoo X6 PROHimedia H8 khá giống nhau, kẻ tám lạng – người nửa cân, cùng sử dụng chung dòng chip RK3368, RAM 2GB, ROM 16GB và Android 5.1 tuy nhiên vẫn có một số khác biệt.

Wifi của Zidoo X6 PRO đạt chuẩn AC (chuẩn wifi mới nhất, có tốc độ nhanh nhất hiện nay), trang bị 2 băng tần là 2.4GHz và 5.0GHz trong khi đó wifi của Himedia H8 chỉ ở chuẩn 802.11 b/g/n bình thường và chỉ hoạt động ở băng tần 2.4GHz.

Các thiết bị điện tử mới hiện nay hầu hết đều được trang bị wifi chuẩn AC để cải thiện tốc độ wifi đồng thời trang bị  thêm băng tần 5.0GHz để cho hiệu năng thu sóng wifi tốt hơn, ít bị nhiễu sóng hơn so với băng tần 2.4GHz (có trên Mygica 1900AC, Minix X8-H Plus). Mình sẽ viết 1 bài phân tích chi tiết về chuẩn wifi và các băng tần phát sóng ở một bài viết khác để mọi người có thể hiểu rõ hơn.

Ngoài ra tốc độ mạng LAN khi cắm dây mạng trực tiếp mà Zidoo X6 PRO hỗ trợ là 1000M, gấp 10 lần so với tốc độ mạng LAN mà H8 hỗ trợ là 100M. Tuy nhiên trên thực tế ở hiện tại tốc độ mạng gia đình ở Việt Nam cũng chỉ đạt khoảng từ 100M trở xuống nên điều này không ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng tương lai thì sẽ rất cần.

Zidoo X6 PRO có hỗ trợ kết nối Bluetooth 4.0 cho phép bạn kết nối với các thiết bị ngoại vi bên ngoài thông qua Bluetooth như bàn phím, chuột, tai nghe, tay game, loa Bluetooth…hoặc chia sẻ file thông qua kết nối này, trong khi đó trên Himedia H8 không được hỗ trợ kết nối Bluetooth.

Tiếp theo chúng ta sẽ đi vào phân tích bộ nhớ trong của 2 thiết bị này. Cả 2 đều có bộ nhớ trong là 16GB, tuy nhiên bộ nhớ trong trên Zidoo X6 PRO là loại EEMC còn trên Himedia H8 là loại Nand Flash. Bộ nhớ EEMC là loại chip nhớ cải tiến hơn, cho tốc độ truyền tải và đọc dữ liệu nhanh hơn gấp nhiều lần so với loại Nand Flash trước đây, vì vậy nó đã được tích hợp sẵn vào bên trong sản phẩm Android TV Box đời mới sau này, tuy nhiên trên Himedia H8 vẫn dùng loại chip nhớ Nand Flash cũ, có thể là nhà sản xuất muốn giảm giá thành sản phẩm nên dùng loại rẻ tiền hơn để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc tiết kiệm này đã dẫn đến tình trạng Himedia H8 xử lý các ứng dụng online rất chậm, thao tác tắt ứng dụng và chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng rất chậm, không được mượt như trên Zidoo X6 PRO.

Một điều quan trọng nữa chúng ta cần biết rõ đó là việc phân chia bộ nhớ trong. Thường ở các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng và Android TV Box thì bộ nhớ trong được chia làm 2 phần, 1 phần dành cho cài đặt ứng dụng và hệ thống, 1 phần dành để lưu trữ các file ảnh, nhạc…của người dùng.Điều này khiến cho người dùng nhiều khi rơi vào tình trạng bị lỗi bộ nhớ hệ thống đầy, không cho phép cài đặt thêm ứng dụng mới, buộc phải gỡ bỏ đi các ứng dụng cũ để có chỗ trống cho ứng dụng mới muốn cài, trong khi đó thì bộ nhớ lưu trữ vẫn còn trống rất nhiều nhưng không được sử dụng, thật lãng phí. Và điều tương tự đó cũng xảy ra trên Himedia H8.

Tuy được trang bị bộ nhớ trong 16GB nhưng Himedia H8 chỉ được chia 2GB dành cho phần bộ nhớ hệ thống, chỉ cần bạn cài đặt nhiều ứng dụng hoặc cài đặt vài game nặng như Asphalt 8, Modern Combat 5…thì máy sẽ báo bộ nhớ đầy ngay lập tức và không cho phép cài đặt mới nữa, rất nhiều người dùng đã phàn nàn về điều này nhưng Himedia vẫn không chỉnh sửa, có lẽ họ không dám để người dùng cài nhiều lên máy vì sợ máy sẽ bị treo khi sử dụng, xử lý không nổi dù được trang bị tới 8 nhân.

Bộ nhớ hệ thống của HIMEDIA H8

Bộ nhớ để lưu trữ các file ảnh, nhạc HIMEDIA H8

Ngược lại trên Zidoo X6 PRO thì hoàn toàn khác, Zidoo hiểu người dùng muốn gì và cần gì. Họ đã tích hợp bộ nhớ trong 16GB vào 1 vùng nhớ duy nhất, không chia ra làm 2 phần như ở các Android TV Box khác, điều này giúp cho người dùng có thể thoải mái cài đặt ứng dụng hay các game khủng nhất hiện nay để thưởng thức, không bị giới hạn hay gò bó, không lo hết bộ nhớ hệ thống để rồi phải gỡ bớt ứng dụng đi rồi cài lại mới nữa. Một cải tiến thật thông minh đáp ứng được nhu cầu của tất cả người dùng.

Bộ nhớ trong của Zidoo X6 PRO

Phần cuối cùng chúng ta sẽ đánh giá về giao diện.

Himedia H8 mang giao diện truyền thống của Himedia, giao diện này có trên các dòng Q1, Q3, Q5, Q8, Q10. Vốn dĩ giao diện của Himedia được thiết kết để dùng cho các đầu phát HD nên chỉ thích hợp với những ai chuyên xem phim offline từ ổ cứng và dùng remote theo máy để điều khiển. Còn với những ai thường xem online thì giao diện này rất khó sử dụng khi bạn dùng với chuột không dây hoặc chuột bay, các thao tác rất chậm chạp, đóng ứng dụng rất lâu, nhiều khi ứng dụng bị đứng mà không thể tắt ngay được nên đành phải rút nguồn điện ra rồi mở lại, không có các tùy chọn cài đặt nhanh như ở các dòng Android Box khác làm cho người dùng có cảm giác tù túng, rất khó chịu khi phải thực hiện quá nhiều thao tác.

Giao diện của Himedia H8

Trái lại với Himedia thì Zidoo luôn là hãng có thiết kế giao diện đẹp và thân thiện với người dùng. Giao diện ZIUI của Zidoo được thiết kế hoàn toàn khác nhau trên 3 dòng sản phẩm Zidoo X1, Zidoo X9 Zidoo X6 PRO tuy nhiên đều mang phong cách chung của Zidoo.Trên Zidoo X6 PRO mọi thứ được trình bày rất đẹp mắt và dễ sử dụng.Giao diện chính được hiển thị đồng hồ và thời tiết tại khu vực hiện tại của bạn. Đồng thời có những tiện ích thường hay dùng được đưa ra bên ngoài. Bạn cũng có thể thêm những ứng dụng thường dùng của mình ra màn hình chính để mở ngay mà không cần qua nhiều thao tác phức tạp.

Thanh Navigation bar bên dưới cho phép bạn tăng giảm âm lượng, các tùy chọn tắt máy (khởi động lại, tắt nguồn, chế độ ngủ, hẹn giờ tắt máy…), tắt nhanh hoặc chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng đang chạy. Bạn cũng có thể vuốt từ trên xuống để vào nhanh phần cài đặt bên trong hay theo dõi các thông báo (cập nhật, tải về…) rất tiện lợi, điều mà Himedia không hề có trên các sản phẩm của mình. Đồng thời với Zidoo X6 PRO, khi bạn muốn gỡ bỏ một ứng dụng không muốn dùng, bạn chỉ cần nhấn giữ chuột trái (hoặc dùng nút menu trên điều khiển) và chọn gỡ bỏ ứng dụng là xong, trong khi với Himedia bạn sẽ phải dùng rất nhiều thao tác, vào trong phần cài đặt, chọn phần ứng dụng, tìm kiếm ứng dụng muốn gỡ bỏ rồi mới gỡ ra được.

Giao diện của Zidoo X6 PRO

Còn rất nhiều ưu điểm của giao diện Zidoo X6 PRO so với Himedia H8 mà bạn sẽ cảm nhận thấy khi dùng thử qua 2 dòng này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thích dùng giao diện của Zidoo X6 PRO hơn là Himedia H8 nhiều, đó là nhận xét của rất nhiều người đã từng trải nghiệm qua 2 dòng sản phẩm này.

Qua những đánh giá chi tiết bên trên chắc các bạn cũng đã nắm được các vấn đề cơ bản về sự khác nhau giữa 2 siêu phẩm này và chọn được cho mình dòng sản phẩm tốt nhất cho bản thân mình. Nếu có thêm thắc mắc gì cần giải đáp, các bạn có thể liên hệ với Hieuhien.vn thông qua số Hotline: 0866 761 013 – 0918 778 013 hoặc qua Fanpage: facebook.com/hieuhien.vn . Chúc các bạn có lựa chọn đúng nhất trước khi mua hàng!

Bình luận (0 bình luận)