Tin công nghệ

Truyền hình HDR sẽ sớm có mặt, tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản

Truyền hình HDR sẽ sớm có mặt, tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản

Truyền hình HDR sẽ sớm có mặt, tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản.

Công nghệ HDR (hay High Dynamic Range) là một trong những công nghệ đang dần được yêu thích trên những mẫu TV mới hiện nay, tuy nhiên cho đến nay thì chúng vẫn chỉ độc quyền trên những dịch vụ stream video hoặc các đĩa Blu-ray Ultra HD.

4K mặc dù được biết đến nhiều hơn, một phần nhờ con số lớn hơn, nhưng bỏ tiền vào công nghệ HDR mới chính là việc tạo ra thay đổi mạnh mẽ về chất lượng hình ảnh.

Hiểu một cách đơn giản thì công nghệ HDR sẽ gia tăng mức độ sáng tối đa của hình ảnh và và tạo sự khác biệt nhờ khả năng tạo ra màu đen của TV. Kết quả là chúng ta sẽ xem được nhiều chi tiết hơn và cách biệt giữa những phần sáng tối trong hình ảnh trở nên rõ ràng hơn.

Những lợi thế thế của HDR khiến chúng nhanh chóng được ứng dụng lên thị trường điện ảnh (với các hãng phim đang dần tích hợp lên tiêu chuẩn Ultra Blu-ray mới) cũng như các dịch vụ stream hình ảnh như Netflix và Amazon Prime Instant Video.

Tuy nhiên, cho đến nay thì công nghệ này vẫn chưa xuất hiện đối với truyền hình TV thông thường. Tuy nhiên bộ phận R&D ở London của đài BBC đã nghiên cứu cách thức mang HDR lên các chương trình truyền hình.

truyen hinh hdr se som co mat, tuy nhien van con nhieu rao can 02

Streaming thì đơn giản hơn

Câu trả lời đơn giản cho lý do tại sao các dịch vụ stream lại dễ dàng vượt lên trước dịch vụ truyền hình trong việc mang nội dung HDR cho người dùng đó là bởi vì việc truyền tải đơn giản hơn.

Netflix có sẵn nội dung được chứa trên server riêng của mình và nội dung có thể được truy cập riêng lẻ theo nhu cầu cũng như những nội dung độc quyền trên website hoặc ứng dụng riêng của hãng.

Nói cách khác, thay vì phải dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ để phân phối nội dung của mình thì Netflix cung cấp dịch vụ đầu cuối kể cả nội dung.

truyen hinh hdr se som co mat, tuy nhien van con nhieu rao can 03

Tuy nhiên đối với các đài truyền hình như BBC thì vấn đề trở nên hoàn toàn khác. Điển hình nhất là chương trình truyền hình quốc tế như kỳ Olympic vừa rồi. Mặc dù nội dung trên được phát bởi hàng chục các đài truyền hình khác nhau, tuy nhiên thực ra chúng chỉ được quay có một lần.

Các nội dung được ghi lại đó sẽ được các nhà cung cấp như BBC chỉnh sửa lại theo mục đích của mình, thêm vào đó các hiệu ứng, hình ảnh, bình luận và tạo ra nội dung “riêng” của mình. hãng có thể cắt riêng một phần đoạn đua xe đạp trực tiếp và để lên các layer riêng của mình cũng như âm thanh từ các bình luận viên. Và kết quả là chúng ta phải có được hình ảnh liên tục mà không bị mất đi một giây nào khi chuyển tới người xem.

Thực tế lại còn phức tạp hơn khi mà những kênh như BBC mặc dù phủ sóng toàn bộ nước Anh nhưng những thông tin này cần phải được phân bố theo từng vùng và một lần nữa là yêu cầu không bị gián đoạn giữa chừng.

Stream nội dung thì hoàn toàn khác. Chúng ta mở một trình duyệt hoặc giao diện và chọn nội dung chúng ta muốn xem, sau đó mọi thứ chuyển sang đen và rồi nội dung sẽ bắt đầu chạy. Và thậm chí nếu như nó tự động chuyển sang nội dung tiếp theo thì màn hình cũng có chuyển thành đen một chút khi file tiếp theo được load (điều khó chấp nhận khi chúng ta xem truyền hình).

Một khó khăn nữa là gì? Đó là các nội dung phổ biến như bài phát biểu của Nữ hoàng Anh (thường niên mỗi dịp Giáng Sinh) đã được phát hành online ở độ phân giải UHD từ năm 2014 đến nay và số lượng nội dung sẽ còn tăng lên nữa trong tương lai.

Vấn đề về “Siêu dữ liệu”

Một trong những vấn đề cốt lõi trong việc mang nội dung HDR đến các chương trình truyền hình chính là “siêu dữ liệu”, dạng dữ liệu chứa thông tin của file để hệ thống có thể nhận dạng và xử lý. Nói đến đây sẽ làm mọi người liên tưởng đến thông tin chi tiết tương tự như trên những bản nhạc với chi tiết về ca sĩ, tên album. Tuy nhiên thông tin này còn quan trọng hơn nữa khi chứa những thông tin về việc cách thức mà hình ảnh cần được hiển thị ví dụ như tỷ lệ hình ảnh.

Vấn đề của chuẩn HDR hiện đang tồn tại (với cả HDR10 và Dolby Vision) đó là chúng phụ thuộc nhiều vào các “siêu dữ liệu” này để có thể trình chiếu và nếu như các siêu dữ liệu này có thể dễ dàng hoạt động với các dịch vụ stream nhưng khi sử dụng với truyền hình thì nó hoàn toàn là chuyện khác.

Khi bạn phát đi các sự kiện quốc tế như Olympic hay các buổi hòa nhạc thì rất khó để đảm bảo những nội dung này sẽ được ghi nhận từ các máy thu hình và chưa kể với các sự kiện trong nước thì mỗi một chương trình khác nhau trên các kênh khác nhau có các kiểu metadata khác nhau và đôi khi gần như không thể chuyển đổi lẫn nhau.

Vấn đề về tương thích ngược

Một vấn đề khác mà công nghệ phát hình khi mà người dùng sử dụng các công nghệ cũ hơn. Mọi người sở hữu các loại TV khác nhau từ Ultra HD HDR cho đến Ultra HD SDR (chuẩn thông thường, không có HDR), dàn xem phim HD, thậm chí là những TV SD hoặc TV đèn chiếu cũ…

Nếu như những dịch vụ stream dữ liệu có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các hệ thống khác nhau cho phù hợp với băng thông thì việc truyền hình không thể làm như vậy. Kết quả là các nhà đài phải tìm cách để truyền dữ liệu HDR mà không làm rối các TV không HDR.

Giải pháp “lai”

Giải pháp mà BBC đã phát triển cùng với NHK với cái tên khá dài là BBC-NHK-HLG, hay ‘Hybrid Log Gamma’

HLG là giải pháp truyền tín hiệu không có “siêu dữ liệu” giúp loại bỏ được vấn đề của nội dung HDR khi họ xem truyền hình. Các thông tin kỹ thuật của HLG được đưa ra khoảng 1 năm nay với và ngoài ra còn một chuẩn khác là Dolby-PQ.

truyen hinh hdr se som co mat, tuy nhien van con nhieu rao can 04

Khác biệt của hai chuẩn này là vấn đề kỹ thuật khi ưu tiên màn hình hay ưu tiên hình ảnh (chuẩn HLG ưu tiên hình ảnh). Tuy nhiên chuẩn HLG hiện không gặp vấn đề về metadata với cả 2 chuẩn HDR HDR10 và Dolby-Vision phổ biến hiện nay và nó có thể tương thích ngược được với các thiết bị không có HDR.

Mọi việc có vẻ thuận lợi như vậy thì chúng ta sẽ sớm thấy được các nội dung truyefn hình HDR trong thời gian tới đúng không? Mọi thứ không đơn giản như vậy khi nó dính đến công nghệ truyền hình.

Vấn đề của việc mã hóa

Thực tế HLG là một chuẩn HDR và để nó hoạt động thì cần phải chuẩn hóa cho các nội dung mới và điều này là chuẩn hóa công nghệ này trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề sẽ trở nên lớn hơn khi truyền hình trực tiếp và những hình ảnh phức tạp rất khó để có thể mã hóa theo thời gian thực được.

Đây không phải là vấn đề đối với các dịch vụ stream bởi vì Netflix có thể dành ra nhiều giờ để mã hóa các hình ảnh này nếu nó đặc biệt phức tạp. Trong khi đó với truyền hình thì mỗi khung hình chỉ có tối đa 20 ms để mã hóa và các thiết bị mã hóa hiện nay khó mà đảm đương nổi.

Truyền hình HDR vẫn còn phải mất một thời gian dài nữa để phổ cập

BBC đã thực hiện rất nhiều thứ để mang nội dung HDR lên truyền hình nhưng có rất nhiều vấn đề xảy ra khi kết hợp giữa camera lẫn các kỹ thuật truyền phát hiện nay.

Với việc công nghệ HLG sắp được đưa lên các TV mới các tiêu chuẩn của Mỹ lẫn Châu Âu sẽ sớm cập nhật công nghệ này vào các yêu cầu của họ.

Nếu bạn có khi nào thắc mắc về việc tại sao công nghệ truyền hình vẫn không thể bắt kịp các dịch vụ stream như Netflix và Amazon Prime thì hãy nhớ rằng có rất nhiều các thách thức về kỹ thuật vẫn tồn tại với quy mô lớn.

Theo TechRadar, HDvietnam

Bình luận (0 bình luận)