Tin công nghệ

Tương lai Y Học nằm trong chiếc smartphone của bạn

Tương lai Y Học nằm trong chiếc smartphone của bạn

Tương lai của việc khám chữa bệnh sẽ nằm trong chiếc smartphone, smartwatch của bạn.

tuong lai y hoc nam trong chiec smartphone cua ban

Trong một thập niên qua, điện thoại đã dần xuất hiện ở khắp mọi nơi, đến với khắp mọi người, và làm đủ mọi chuyện từ liên lạc, giải trí cho đến mua sắm. Và tiềm năng của smartphone không dừng lại ở đây, lĩnh vực kế tiếp mà điện thoại di động sẽ được áp dụng một cách rộng rãi đó là y học. Với những công nghệ số mới, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo, những chiếc smartphone sẽ giúp việc chăm sóc sức khỏe của mọi người ngày một trở nên dễ dàng hơn. Và kết quả là bệnh nhân cũng sẽ nhanh khỏe hơn, tốn ít tiền hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và nắm được quyền kiểm soát nhiều hơn đối với quá trình điều trị của mình. Đừng lầm giữa việc bạn không phải đi bác sĩ nữa. Bạn vẫn cần gặp họ, có điều mối quan hệ này sẽ thay đổi một cách mạnh mẽ.

Ví dụ như bạn bị nổi ban đỏ và cần phải đi khám. Bình thường, bạn sẽ phải đi tới phòng mạch tư của bác sĩ hoặc đến các bệnh viện và chờ đợi tới lượt mình. Còn trong tương lai rất gần, bạn chỉ cần download một app về điện thoại, chụp lại nốt ban của bạn và một thuật toán đặc biệt sẽ phân tích cho bạn biết tình trạng của mình. Thuật toán đó cũng có thể đưa ra những lời khuyên kế tiếp rằng bạn nên làm gì, có thể là đi đến khám hay đi mua thuốc nào đó uống.

tuong lai cua viec kham chua benh se nam trong chiec smartphone, smartwatch cua ban 02

Smartphone cũng đã có khả năng đọc được huyết áp cũng như đo điện tâm đồ (electrocardiogram – ECG). Nhiều app để thực hiện ECG hiện đã được Cục quản lý thực phẩm và thuốc tại Mỹ cấp phép và người dùng có thể tải chúng về sử dụng, và độ chính xác của chúng cũng đã được xác minh bởi nhiều nghiên cứu khác nhau. Dữ liệu mà app này ghi lại sẽ ngay lập tức được phân tích và thể hiện ra biểu đồ để bạn xem, tiếp theo bạn có thể lưu trữ lại nó, xem những thay đổi so với lần đó trước, thậm chí là chia sẻ cho một ai đó, ví dụ như bác sĩ gia đình chẳng hạn (tất nhiên bạn sẽ phải cấp quyền cho app làm điều này).

Eric J. Topol, một bác sĩ chuyên khoa tim đồng thời cũng là tư vấn cho Google, AT&T về các vấn đề công nghệ sức khỏe, cho biết: “Tôi đã hành nghề nhiều thập kỉ rồi, nhưng lần gần đây nhất có một bệnh nhân gửi cho tôi biểu đồ điện tim của ông ấy với tiêu đề: ‘Tôi bị rung tâm nhĩ, giờ tôi phải làm gì?’. Ngay lập tức, tôi biết rằng thế giới đã thay đổi. Chiếc điện thoại của người bệnh nhân đó không chỉ ghi lại thông tin, nó còn dịch cho bệnh nhân nghe thông tin đó có ý nghĩa như thế nào”.

tuong lai cua viec kham chua benh se nam trong chiec smartphone, smartwatch cua ban 03

Trong thời buổi ngày nay, dù là ngày hay đêm, bạn cũng có thể yêu cầu việc tư vấn riêng bằng video với bác sĩ của mình nhờ có một cái smartphone với chi phí tương tự như khoản tiền mà một công ty thường cấp cho nhân viên để đi chăm sóc sức khỏe (ở Mỹ, khoảng này tầm 30-40$). Điều này nghe có vẻ khá bất ngờ, nhưng nhiều công ty nghiên cứu lớn, ví dụ như Deloitte và PricewaterhouseCoopers (PwC), đã dự đoán rằng việc gặp bác sĩ qua mạng sẽ sớm trở thành một chuyện bình thường. Deloitte nói rằng trong 6 lượt ghé thăm bác sĩ ở Mỹ thì có 1 lượt là được thực hiện online trong năm 2014. Ở nhiều thành phố bạn thậm chí còn có thể dùng một app để yêu cầu nhân viên y tế đến chăm sóc cho mình tại nhà, trong khi bình thường bạn phải tự mình đi đến phòng khám với chi phí cao hơn nhiều.

Một số nghiên cứu được tờ Wall Street Journal trích dẫn lại cũng cho thấy rằng hầu hết người dùng muốn có được thông tin về chi phí thực tế khi họ đi khám chữa bệnh từ bác sĩ, tuy nhiên họ lại rất khó để tiếp cận thông tin này. Còn trong tương lai, bạn có thể biết hết tất cả mọi thứ mà mình đã sử dụng và chi trả cho chúng, một cách minh bạch tài chính rất đáng khen. Giờ cũng đã có một số app ở Mỹ bắt đầu cung cấp dịch vụ tương tự rồi.

Những thay đổi nói trên chỉ mới là sự khởi đầu mà thôi. Trong khoảng 1, 2 năm nữa, nhiều người dân có thể đeo trên tay những đồng hồ với khả năng ghi nhận nhịp tim, huyết áp và các chỉ số khác theo thời gian thực. Khi đó thì người ta thậm chí còn chẳng phải nhấn vào bất kì một cái nút nào hết, chỉ đeo đồng hồ lên như bình thường là xong. Tất nhiên, những sản phẩm như thế cần phải được các cơ quan chức năng ở mỗi nước cấp phép sử dụng thì mới được lưu hành rộng rãi, và vấn đề cấp phép này chính là thứ có thể làm chậm tiến độ phổ biến của công nghệ.

tuong lai cua viec kham chua benh se nam trong chiec smartphone, smartwatch cua ban 04

Trong vài năm tới, bằng cách sử dụng các cảm biến không dây, bạn có thể dùng điện thoại của mình để ghi nhận dữ liệu sức khỏe, bao gồm cả chỉ số oxi trong máy hay mức độ đường huyết, áp suất, nhịp tim. Và nếu bạn lo rằng con em mình có thể đang bị viêm tai, một phụ kiện gắn vào smartphone sẽ giúp bạn khám phần trống tai của trả và đưa ra chẩn đoán trong khi bạn không cần phải đi tới một bác sĩ chuyên khoa nữa.

Các cảm biến cũng có nhiều lợi ích hơn là bạn tưởng. Thay vì phải đi tới một cái bệnh viện với nhiều máy móc nhìn chết khiếp cùng khoản phí cả nghìn đô để thăm khám (lại còn có nguy cơ bị phơi nhiễm với các bệnh khác tại đây), bạn chỉ cần một cái đồng hồ thông minh hay một phụ kiện nào đó giá vài trăm đô gắn vào smartphone là xong. Bạn có thể thoải mái ngồi tại phòng khách của mình và thực hiện việc đo dạc. Khi đó, bệnh viện sẽ không còn nhiều phòng kĩ thuật nữa, chủ yếu chỉ là các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), phòng phẩu thuật và phòng cấp cứu mà thôi. Việc chẩn đoán, đo đạc sẽ do bệnh nhân tự thực hiện rồi gửi về bác sĩ.

Chuyện này nghe có vẻ xa vời nhưng chúng đng đến gần hơn bạn nghĩ. Một số công ty hiện đang phát triển các thiết bị đeo được với khả năng kiểm soát kĩ lưỡng tình trạng tim mạch, đo lượng dịch chứa trong phổ, kính sát tròng đo lượng glucose (dự án con của Google – Alphabet) hoặc áp lực lên mắt (để theo dõi bệnh tăng nhãn áp). Ngoài ra còn có những vòng đeo đầu có thể ghi nhận sóng não nữa. Một ngày nào đó, ai mà biết được liệu giày và vớ của bạn có thể đo được những rung động chân tay nhằm phát hiện bệnh nhân Parkinson biết và giúp gia đình đưa ra phương thức điều trị sớm hơn, tránh những sự cố đáng tiếc.

tuong lai cua viec kham chua benh se nam trong chiec smartphone, smartwatch cua ban 05

Chúng ta đều biết rằng sức khỏe của mình bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi môi trường xung quanh, vốn là một yếu tố rất khó để đo lường. Nhưng các sensor di động nói trên có thể giúp bạn biết được lượng phóng xạ xung quanh, mức độ ô nhiễm không khí hay nồng độ thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Ngoài ra, bạn cũng sẽ sớm nhận các thông báo gửi qua smartphone để nhắc bạn uống thuốc đủ liều và đi tái khám đúng hẹn.

Bên cạnh đó, các hãng lớn như Sony, Toshiba, Omron, Olympus đều đang có những nỗ lực thu nhỏ lại các thiết bị hình ảnh dùng trong y khoa. Bạn có nhớ máy siêu âm chứ? Những chiếc máy to, cồng kềnh giờ đã biến thành những thứ có thể dễ dàng xách đi đây đó và chúng cũng đã bắt đầu được bán ra. Một số đại học y cũng phát thiết bị dạng này thay vì sử dụng ống nghe truyền thống. Các kĩ sư ở Đại học California cũng đã tạo được một thiết bị nhỏ cỡ một cái smartphone để chụp X-quang và họ đang trong quá trình hoàn thiện công trình của mình. Chẳng bao lâu nữa, nếu bạn lo rằng mặt mình đang bị gì đó thì việc quét hình X-quang gửi cho bác sĩ cũng chỉ giống như bạn đưa điện thoại lên chụp selfie mà thôi.

Ngoài smartphone, các cảm biến siêu nhỏ cũng đang được phát triển bởi nhiều công ty và học viện trên thế giới để đưa vào máu. Những cảm biến này sẽ theo máu mà đi đến tất cả mọi cơ quan trong người bạn, nhờ đó bạn có thể giám sát gần như tất cả mọi hệ thống hữu cơ mặc cho bình thường chúng có khó khăn đến đâu. Nếu không cho đi tự do theo máu, người ta cũng có thể đính sensor vào một chỗ cố định nào đó tùy tình huống sử dụng. Những cách theo dõi dạng này sẽ giảm đau và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều lần so với việc sử dụng phương thức mổ xẻ thông thường. Ngoài ra, chúng cũng sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh ung thư, phát hiện khi nào hệ thống tự miễn dịch tấn công các tế bào, hay phát hiện được những vết nứt siêu nhỏ trên thành động mạch vốn có thể dẫn tới nhồi máy cơ tim hay đột quỵ.

tuong lai cua viec kham chua benh se nam trong chiec smartphone, smartwatch cua ban 06

Nói về việc sử dụng thuốc cũng thế. Ngày nay việc cho thuốc rồi uống đã quá “cỗ lổ xỉ”, và hầu như nó không đổi mấy kể từ khi Imhotep – dược sĩ đầu tiên trên thế giới – bắt đầu chế thuốc cho giới hoàng gia Ai Cập, cách đây khoảng 4.6000 năm. Ngoài ra, thông tin về thuốc cũng không được minh bạch cho bệnh nhân khi họ cần dùng mà chủ yếu chỉ có bác sĩ và dược sĩ là biết mà thôi. Còn bây giờ, chỉ với một vài phút tìm kiếm, bạn có thể biết chính xác mình đang đưa thuốc gì vào người và tác dụng của nó là gì.

Tất nhiên cũng có những thứ mà smartphone sẽ không dễ dàng thay thế được, đó là khi cần chữa các bệnh về tâm lý. Loại bệnh này là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tật ở Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác. Tuy không thể trực tiếp đưa ra quyết định nhưng smartphone lại có thể giúp các y bác sĩ bằng cách đo những thông tin thời gian thực về gọi nói, biểu hiện trên gương mặt, nhịp thở, nhịp tim, phản hồi điện của da, huyết áp. Tất cả những thứ này có thể được cập nhật nhanh chóng đến bác sĩ để giúp họ hiểu hơn về tình trạng của người bệnh.

Ngoài ra, một nghiên cứu bởi nhà khoa học Gale Lucas còn cho thấy rằng người ta có xu hướng nói nhiều và nói thật hơn về tình trạng của mình với một nhân vật ảo trên máy tính, trong khi để nói những thứ đó với người thật thì khó khăn hơn rất nhiều và có thể nhiều thông tin sẽ bị bệnh nhân cố tình giấu đi vì ngại hay xấu hổ. Với sự phổ biến của trí tuệ nhân tạo và kĩ thuật nhận giọng nói, thời thế sẽ thay đổi và người ta sẽ nói đầy đủ hơn về suy nghĩ của mình. Đây sẽ là tiền đề cho một hướng điều trị mới, đặc biệt là với những căn bệnh tâm lý.

tuong lai cua viec kham chua benh se nam trong chiec smartphone, smartwatch cua ban 07


Tất nhiên, smartphone cũng có chỉ có thể thay thế với những chứng bệnh nhẹ và ít nguy hiểm, còn với những thứ nghiêm trọng hơn thì người bệnh vẫn phải ghé thăm bác sĩ để có được chẩn đoán và hướng điều trị chính xác nhất. Khi đó, không có bàn phím, màn hình, cảm biến hay smartphone nào có khả năng thay thế được bộ não của một y bác sĩ thực thụ, người đã dành nhiều năm học hỏi và luyện tập trước khi ra chữa bệnh cho bạn.

Nói về dữ liệu sức khỏe chung, nếu bạn chỉ giữ hết cho một mình mình thì chưa hẳn là điều nên làm. Sức mạnh thật sự của công nghệ đến từ việc bạn cung cấp đầy đủ thông tin và mỗi dịch vụ với một chuyên môn riêng sẽ tổng hợp và giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình. Nếu bạn không chấp nhận chia sẻ thông tin đó, bạn sẽ gánh phần thiệt về mình. Và một khi những thông tin này đã được chia sẻ một cách hợp lý và đảm bảo không làm lộ danh tính của bệnh nhân, những chuyên viên cấp cao có thể biết được về tình hình sức khỏe của cả một cộng đồng rộng lớn và thậm chí là cả nước. Đây là điều mà phương pháp y học truyền thống không thể làm được.

Theo Tinh Tế, Wall Street Journal​

Bình luận (0 bình luận)