Tin công nghệ

Đại học California phát triển công nghệ truyền dữ liệu không dây dùng từ trường cơ thể người

Đại học California phát triển công nghệ truyền dữ liệu không dây dùng từ trường cơ thể người

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ đại học California, San Diego (UCSD) đã vừa công bố một hệ thống truyền dẫn không dây độc đáo với hiệu năng và tính bảo mật được cho là cao hơn so với Bluetooth.

dai hoc california phat trien cong nghe truyen du lieu khong day dung tu truong co the nguoi

Hệ thống này hoạt động bằng cách truyền tín hiệu dữ liệu thông qua từ trường tự nhiên của cơ thể con người thay vì qua không khí và có thể mở đường cho những thiết bị đeo được tiêu thụ điện năng thấp.

Cho đến hiện tại Bluetooth vẫn là vua của giao tiếp không giây tầm ngắn nhưng công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như Bluetooth chỉ hoạt động hiệu quả nếu đường truyền – ở đây là không gian tín hiệu truyền đi giữa 2 thiết bị không bị cản trở và kết nối này cũng đòi hỏi một nguồn năng lượng đáng kể để đẩy tín hiệu qua các vật cản nếu có chẳng hạn như cơ thể người.

Trong khi đó, hệ thống của UCSD ngược lại không gặp phải vấn đề vừa nêu bởi nó sử dụng chính cơ thể người làm môi trường truyền dẫn trung gian để gởi các tín hiệu giữa 2 thiết bị. Trên nguyên mẫu đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng những cuộn dây bằng PVC quấn quanh tay chân để tạo ra các từ trường cho phép truyền dẫn tín hiệu giữa nhiều thành phần cơ thể.

cong nghe truyen du lieu khong day dung tu truong co the nguoi

Hệ thống về cơ bản hoạt động tương tự các thiết bị cấy ghép không dây hay MRI nhưng sử dụng mức năng lượng thấp hơn rất nhiều. Trên thực tế, nhóm nghiên cứu ước tính tỉ lệ thất thoát đường dẫn bởi vật cản (path loss) khi sử dụng kỹ thuật này thấp hơn 10 triệu lần so với Bluetooth. Điều này có nghĩa hệ thống tiết kiệm năng lượng hơn và cho thời lượng sử dụng pin lâu hơn.

Jiwoong Park – nghiên cứu sinh tiến sĩ kiêm trưởng nhóm nghiên cứu tại UCSD cho biết: “Có một vấn đề đối với các thiết bị đeo được như đồng hồ thông minh là chúng có thời lượng sử dụng ngắn, giới hạn bởi thiết kế pin quá nhỏ. Với hệ thống giao tiếp dùng từ trường cơ thể, chúng tôi hy vọng có thể giảm thiểu đáng kể mức tiêu thụ năng lượng cũng như tần suất phải sạc lại thiết bị.”

Thêm vào đó, hệ thống của UCSD còn sở hữu tính năng bảo mật cao hơn so với các chuẩn giao tiếp không dây hiện tại. Tín hiệu Bluetooth phát ra theo nhiều hướng từ nguồn phát đến cự ly tối đa khoảng 9 m. Trên lý thuyết, bất cứ ai ở trong phạm vi phát tín hiệu đều có tể can thiệp vào dữ liệu truyền dẫn. Hệ thống của UCSD bảo mật hơn bởi tín hiệu truyền đi thông qua cơ thể và nếu muốn can thiệp dữ liệu, hacker buộc phải ở càng gần bạn càng tốt mặc dù không cần tiếp xúc vật lý trực tiếp. Nhóm nghiên cứu đã vừa trình diễn hệ thống này tại hội nghị quốc tế thường niên lần thứ 37th của Cộng đồng kỹ thuật y dược EMBS diễn ra ở Milan, Ý.

Theo Engadget​, Tinh Tế

Bình luận (0 bình luận)